Hồ sơ giảng dạy có cần thiết khi ứng tuyển giáo viên?
Mang theo một hồ sơ giảng dạy sẽ giúp bạn khác biệt với những ứng viên khác.
Gần đây có một giáo viên gửi yêu cầu tới Facebook của chúng tôi câu hỏi: “Liệu tôi có nên tạo một Hồ sơ giảng dạy để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn? Và nếu có thì nó nên gồm những nội dung gì, và trình bày như thế nào?”
Các ý kiến trả lời từ cộng đồng giáo viên đã đưa tới một cuộc tranh luận nóng về Hồ sơ giảng dạy. Hãy cùng tìm hiểu xem mọi người nói gì.
Các giáo viên có quan điểm khác nhau về tầm quan trọng của Hồ sơ giảng dạy. Đối với một số người, đó là điều cần có để thể hiện sự chuyên nghiệp. “Thật tuyệt vời khi có thể trình bày những gì mình đã làm được trong hoặc cuối cuộc phỏng vấn. Tôi thích được thấy chúng khi tôi ở trong hội đồng phỏng vấn”. Felicai M.
Một số giáo viên khác lại không hề đánh giá cao vấn đề này. “Khi tôi phỏng vấn, về cơ bản chúng tôi chỉ duyệt qua và chuyển nó qua bàn tiếp theo mà không tốn nhiều thời gian để xem xét nó. Điều quan trọng hơn là thực hành trả lời thật tốt các câu hỏi phỏng vấn để khi phỏng vấn thật bạn có thể trả lời trôi chảy và tạo ấn tượng tốt.” – Doreen G.
Ý kiến của chúng tôi:
Chuẩn bị kỹ càng bao giờ cũng tốt hơn là sự chuẩn bị qua loa, nhưng đừng nên dành tất cả thời gian của bạn chỉ để lo lắng về Hồ sơ giảng dạy mà bỏ quên việc chuẩn bị cho việc trả lời các câu hỏi phỏng vấn khác.
Sử dụng Hồ sơ giảng dạy để hỗ trợ cho các câu trả lời của bạn. Thay vì chờ được yêu cầu (hay cố kéo dài thời gian bằng cách đưa nó ra vào cuối cuộc phỏng vấn), hãy chủ động sử dụng Hồ sơ giảng dạy của bạn như là một bằng chứng chứng minh cho những gì bạn nói.
- “Bạn có thể trình bày bài soạn giáo án tốt nhất của mình, các dự án bạn đã làm hay thành quả, bài làm của học sinh. Tôi có một tấm thẻ từ các học sinh cũ và luôn đưa nó ra mỗi khi được hỏi rằng tôi nghĩ rằng học sinh sẽ nói gì về tôi. Tôi nghĩ đó là một bằng chứng tuyệt vời giúp tôi có thể nhận được bất cứ công việc nào” – Cindy H.
- “Tôi thích mang hồ sơ giảng dạy của mình trong mỗi cuộc phỏng vấn. Có thể hội đồng phỏng vấn không yêu cầu, nhưng tôi luôn tự mình mang nó theo để bổ sung cho các câu trả lời tôi đưa ra cho các câu hỏi” – Erin M.
Sử dụng các ứng dụng Kỹ thuật số
Có rất ứng dụng trực tuyến đơn giản (và miễn phí) để tạo một Hồ sơ giảng dạy mà không cần phải lo lắng về việc rải các bản in ấn ở khắp mọi nơi.
- “Ứng dụng tôi vẫn hay dùng là Shutterfly – nó hoàn toàn miễn phí. Tôi thường đính kèm đường dẫn link ở dưới cuối CV của mình để nhà tuyển dụng có thể xem khi họ muốn. Wix cũng là một ứng dụng miễn phí và khá dễ sử dụng.” – Claire S.
- “Hồ sơ giảng dạy của tôi được tạo trên LiveText. Nó khá tuyệt bởi bạn có thể kiểm tra xem có bao nhiêu lượt xem hồ sơ của bạn” – Nikki L.
Hồ sơ giảng dạy giúp nhà tuyển dụng nhớ về bạn lâu hơn
Tạo các bản Hồ sơ giảng dạy và gửi lại nó với nhà phỏng vấn sẽ giúp họ nhớ về bạn lâu hơn sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc.
- “Tôi thích tạo ra các hồ sơ nhỏ và mang chúng theo cho mỗi cuộc phỏng vấn. Tôi cho vào đó rất nhiều ví dụ về các giáo án và sản phẩm của học sinh. Tôi thường nhận được công việc mong muốn mỗi khi làm như vậy.” – Mandy M.
- “Khi cuộc phỏng vấn diễn ra quá nhanh, tôi muốn làm một điều gì đó để giúp nhà tuyển dụng nhớ đến mình và nguyên nhân để họ tuyển tôi thay vì một ai khác”. – Megan Y.
Hãy thử tạo một Hồ sơ giảng dạy không chỉ là Hồ sơ
- “Ngoài một vài bài học xuất sắc và có thể là thư giới thiệu thì không cần thiết phải tạo một Hồ sơ giảng dạy. Tôi sẽ lưu chúng vào một kẹp hồ sơ. Không chỉ một lần tôi được yêu cầu đưa ra Hồ sơ giảng dạy của mình. Tôi chỉ đưa ra những thứ này khi nói liên quan tới câu hỏi được hỏi trong cuộc phỏng vấn.” – Matt S.
- “Tôi mang theo một cuốn sách mà tôi đã in ra. Trong đó có các bức ảnh học sinh của tôi từ các năm trước và làm nổi bật một số điểm chúng đã làm tốt. Điều đó gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng, và một người đã thậm chí hỏi cô ấy có thể mượn nó và trả lại tôi sau không!” – Amanda T.
- “Tôi nghĩ làm một cuốn sách nhỏ là một ý tưởng khá hay. Bạn có thể đưa vào đó triết lý giảng dạy, các chiến thuật quản lý lớp học, thông tin liên lạc và một vài bức ảnh”. – T.D. N.
Tóm lại, việc chuẩn bị sẽ luôn đem lại cho bạn những kết quả tốt đẹp. Qua mỗi năm học, việc thu thập và lưu trữ những điểm nổi bật và tạo chúng thành một Hồ sơ giảng dạy, một cuốn sổ lưu niệm, hay bất cứ cái tên nào bạn muốn gọi chúng. Bằng cách này bạn không chỉ chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn trong tương lai mà còn có một vật lưu niệm thú vị để nhìn lại và nhớ về những học sinh và công việc của mình!
Theo Weareteacher.com
-Táo Nhân Sự – Tuyển dụng giáo viên Việt Nam