Để thành giáo viên chính thức đứng lớp cần trải qua những chương trình đào tạo nào?

Để thành giáo viên chính thức đứng lớp

cần trải qua những chương trình đào tạo nào?

 

Tổng quan về quá trình đào tạo giáo viên để trở thành giáo viên chính thức đứng lớp, bao gồm chương trình đào tạo chính quy và đào tạo tại trường phổ thông.

  • Đối với các trường công lập, sau khi tốt nghiệp các trường Đại học sư phạm hoặc các trường Đại học có chuyên ngành Sư phạm nghĩa là bạn có thể trở thành giáo viên và được đứng lớp chính thức.
  • Đối với các trường dân lập, tư thục, các trường song ngữ và quốc tế, để trở thành giáo viên chính thức đứng lớp, bạn cần phải có trình độ chuyên môn được nhà trường chấp nhận.

Để được dạy chính thức, bạn phải hoàn thành một giai đoạn đào tạo giáo viên ban đầu. Các giáo viên mới sau đó hoàn thành một giai đoạn thực tập hoặc đào tạo (một số trường gọi là phó chủ nhiệm hoặc giáo viên tiềm năng) đó là năm đầu tiên làm việc với tư cách là một giáo viên trong một trường học nhưng có thể chưa được phân công giảng dạy chính thức.

Lựa chọn các chương trình đào tạo giáo viên

Có một số loại chương trình đào tạo giáo viên sau khi tốt nghiệp đại học, tất cả đều nhằm mục đích trang bị thêm kiến thức để giáo viên có thể thích ứng được với công việc mà môi trường mới.

Đó là:

  • Chứng chỉ tốt nghiệp các khóa đào tạo về nghiệp vụ sư phạm thường kéo dài một năm học hoặc ngắn hơn. Khóa học này thường được dành cho những người chưa học qua trường sư phạm.
  • Đào tạo giáo viên ở các trung tâm Nghiệp vụ sư phạm của các trường sư phạm. Hiện nay các trường Sư phạm đều có viện nghiên cứu Sư phạm và trung tâm Nghiệp vụ sư phạm có vai trò trong việc nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên.
  • Chương trình đào tạo của Trường: Một số trường đứng ra xây dựng chương trình đào tạo dựa trên đặc trưng của nhà trường, chương trình đào tạo có thể do ban đào tạo của nhà trường xây dựng hoặc mời các chuyên gia bên ngoài tham gia vào quá trình này. Các giảng viên có thể là giáo viên, bạn giám hiệu của nhà trường hoặc giảng viên được mời từ các cơ sở giáo dục bên ngoài.
  • Chương trình đào tạo và được trả lương: cũng khá giống như trên, nhưng với ưu tiên cho những người có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên sau khi tốt nghiệp. Khi ứng viên được tuyển dụng làm giáo viên không đủ tiêu chuẩn của trường và nhà trường đã dùng giáo viên đó để làm các công việc của nhà trường có trả lương, nhưng đồng thời giáo viên đó cũng phải tiếp tục học và trải qua các chương trình đào tạo.
  • Chương trình đào tạo online: Hiện nay các khóa học online dành cho giáo viên chưa thực sự phổ biến, nhưng trong tương lai khi một số tổ chức uy tín đứng ra cung cấp các khóa học trực tuyến để giáo viên có thể tham gia, đồng thời có quá trình thực hành và cấp chứng chỉ sau khóa học.
  • Chương trình đào tạo ở các trung tâm, các tổ chức giáo dục. Các tổ chức này thường có các khóa ngắn hạn để đào tạo giáo viên/ nhân viên phục vụ cho hoạt động của trung tâm. Các giáo viên hoàn toàn có thể tham gia làm việc, theo học các khóa này để lấy thêm kinh nghiệm trước khi chính thức xin vào một trường học nào đó.
  • Chương trình đào tạo giáo viên của nước ngoài: hiện nay trên mạng cũng có các khóa học online và cấp chứng chỉ cho giáo viên (hầu hết bằng tiếng Anh), các bạn cũng có thể tham khảo vì nếu đó là tổ chức uy tín thì bằng cấp/ chứng chỉ của bạn vẫn được đánh giá cao.

Khi nào bạn cần đăng ký?

Đối với các chương trình đào tạo không chính quy, thời gian đăng kí khá linh hoạt, các khóa học dành cho giáo viên cũng được mở khá thường xuyên.

Đối với các trường, các khóa đào tạo thường được tiến hành khi bắt đầu năm học mới hoặc chuẩn bị sớm hơn từ hè để giáo viên có thời gian chuẩn bị cho công việc.

Từ rất lâu, ý niệm về việc một sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp có thể chính thức bắt tay vào công việc giảng dạy dường như là phi thực tế. Trong khi đó các sinh viên mới ra trường thường kì vọng rất nhiều thậm chí tự tin thái quá về năng lực của mình. Đó là nguyên nhân dẫn đến những thất bại, cú shock về tinh thần khi đi dạy. Hãy bình tĩnh, kiên nhẫn và học hỏi nhiều hơn nữa nhé. Bạn còn những cả cuộc đời còn lại để đi dạy cơ mà!

– Táo Nhân Sự – Tuyển dụng giáo viên Việt Nam

Related Posts

Leave a Comment