6 cách giúp giáo viên thành công trong các cuộc phỏng vấn

6 cách giúp giáo viên thành công trong các cuộc phỏng vấn

 

“Mục đích của cuộc phỏng vấn đôi khi không phải để kiểm tra kiến thức kỹ năng hay sự hiểu biết của ứng viên mà là sự cố gắng để hiểu về những điều mà ứng viên đang giấu kín. Là người phỏng vấn, tôi cần phải có khả năng tưởng tượng dự đoán các ứng viên sẽ hành xử như thế nào trong trường học và lớp học…”

Một hiệu trưởng đưa ra những lời khuyên cho một cuộc phỏng vấn giáo viên thành công.

Các cuộc phỏng vấn xin việc không hiệu quả thường do sự lúng túng và nhầm lẫn của những người tiến hành các cuộc phỏng vấn về mục đích của cuộc phỏng vấn.

“Mục đích của cuộc phỏng vấn đôi khi không phải để kiểm tra kiến thức kỹ năng hay sự hiểu biết của ứng viên mà là sự cố gắng để hiểu về những điều mà ứng viên đang giấu kín. Là người phỏng vấn, tôi cần phải có khả năng tưởng tượng dự đoán các ứng viên sẽ hành xử như thế nào trong trường học và lớp học…”

Ví dụ, nếu tôi muốn chọn một vị trí quản lí thì trong cuộc phỏng vấn, tôi ít quan tâm đến kiến thức của các ứng viên về lĩnh vực chuyên môn, giảng dạy mà chú ý nhiều đến khả năng truyền cảm hứng cho các đồng nghiệp. Khi tôi yêu cầu điều thứ hai thì không có nghĩa là tôi không quan tâm đên điều thứ nhất.

Điều này có nghĩa là tôi cần phải hiểu cách người ngồi trước mặt tôi sẽ hành xử khi giao tiếp. Đặc biệt, tôi cần phải biết những nguồn động lực thúc đẩy anh ta làm việc vì điều này sẽ là chìa khóa thành công của công việc.

Do đó, hầu hết các câu hỏi của tôi trong các cuộc phỏng vấn được thiết kế nhằm mục đích phát hiện những điểm khác biệt của ứng viên. Nếu bạn muốn biết làm thế nào để trả lời những câu hỏi như vậy và tối đa hóa cơ hội thành công trong các cuộc phỏng vấn thì đây là một số bước đơn giản mà bạn có thể thực hiện.

1. Hiểu rõ về bản thân mình

Một trong những câu hỏi yêu thích của tôi là yêu cầu các ứng viên dùng các tính từ hoặc trạng từ để diễn tả cách mà các đồng nghiệp miêu tả về bạn. Điều này cho tôi một cái nhìn sâu sắc về việc liệu bạn có quan tâm đến người khác và liệu bạn hiểu bản thân mình như thế nào.

Nói chung, mọi người đều không muốn tự nói về bản thân mình, nhưng các cuộc phỏng vấn không phải là nơi để nhút nhát và đây là lý do tại sao chúng ta phải thành thật.

Tôi lo lắng nếu mọi người không thể mô tả cách mà người khác nhìn nhận về họ, vì kĩ năng suy ngẫm và tự đánh giá rất cần thiết cho việc hoàn thành các mục tiêu cá nhân và đạt hiệu suất cao. Nếu được giải quyết tốt, những cuộc trò chuyện này thường khá sâu sắc. Nếu bạn không biết về chính mình, làm thế nào người khác hiểu được bạn. Hãy cố gắng nói rõ điều gì thúc đẩy bạn và tìm cách thể hiện tất cả điều này bằng những thuật ngữ đơn giản. Muốn có được nó bạn cần phải tìm hiểu và thực hành.

2. Không giấu các tật xấu

Tôi cũng hỏi cách mà bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp của họ nói về những tính xấu của ứng viên. Một lần nữa, mục đích của yêu cầu là để xem họ hiểu bản thân mình như thế nào và họ trung thực ra sao và quá trình chuẩn bị của họ có cẩn thận không. Hầu hết mọi người cố gắng đưa ra một đặc điểm nào đó có thể được hiểu cả theo cách tích cực và tiêu cực. Ví dụ: “Tôi hay làm việc quá sức” hay là “tôi hay nhiệt tình quá cho một công việc…”.

Những gì tôi thực sự quan tâm là làm thế nào để tính cách và sở thích cá nhân cũng như hành vi của ứng viên tác động đến người khác và làm thế nào họ giải quyết nó. Ví dụ, khi ứng viên nói: mọi người thấy tôi là người vô cùng kín đáo và tế nhị. Điều này có nghĩa là để tìm hiểu tôi, để biết điều gì thúc đẩy tôi và mọi thứ sẽ khá khó để có thể hiểu về tôi vì tôi không tự nhiên tiết lộ điều đó.

3. Giải quyết tình huống

Rất nhiều cuộc phỏng vấn liên quan đến khả năng các ứng viên phải giải quyết các tình huống. Ví dụ, “Làm thế nào khi bạn phải đối phó với một đồng nghiệp làm việc kém hiệu quả?”.

Mục đích của việc đặt ra tình huống là để có sự hiểu biết về cách bạn sẽ hành xử ở vị trí mới. Điều này có nghĩa là các ứng viên cần phải tưởng tượng rằng mình đang ở vị trí mới và thậm chí chấp nhận cách hành xử theo vị trí đó. Nói chuyện như thể bạn ở đó. Bạn cần vẽ một bức tranh cho những người đang lắng nghe suy nghĩ của bạn và bạn sẽ hành xử như thế nào.

Đây là một giai đoạn quan trọng trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. Tất nhiên, bạn sẽ dựa vào kinh nghiệm và kiến thức của bạn để vẽ một bức tranh sống động cho người xem. Câu trả lời ít thuyết phục nhất bắt đầu bằng dòng chữ “Vâng, trong trường mà hiện tại tôi đang dạy, chúng tôi sẽ làm …”.

Câu trả lời thuyết phục nhất bắt đầu bằng một cái gì đó như “Vâng, nguyên tắc chính ở đây là …”. Điều đó cho thấy khả năng suy nghĩ phân tích vấn đề một cách thấu đáo và bạn đã nhận ra được các giá trị và nguyên tắc cốt lõi để vận dụng linh hoạt trong công việc sau này.

4. Thực tế

Những câu chuyện, những lí thuyết hay hình mẫu lí tưởng là những cách tuyệt vời để minh họa cho một quan điểm, rất nhiều ứng viên thường kể ra hàng chục lí thuyết mà không bao giờ đạt được. Vâng, tôi muốn nghe những ví dụ thực sự minh hoạ trải nghiệm của bạn, những đặc điểm cá nhân của bạn và những giá trị làm cơ sở cho hành vi của bạn. Điều này rất quan trọng bởi vì tôi đang cố gắng để hiểu những giá trị và hành vi của bạn phù hợp với những gì tôi mong đợi và có phù hợp với cộng đồng trường học hay không?

Bạn cần nhớ rằng, là người đứng đầu của trường, tôi là người tạo dựng và duy trì nền văn hoá và các giá trị đang tồn tại. Vì vậy, hãy cho tôi ví dụ thực sự, nhưng hãy chọn trên cơ sở các giá trị và thái độ của bạn.

5. Thăm dò người phỏng vấn

Phỏng vấn là một quá trình hai chiều. Những người phỏng vấn sẽ đánh giá các ứng viên và ngược lại các ứng viên sẽ hiểu thêm về công việc tương lai. Bạn sẽ mù quáng nếu đi vào một vị trí mà không cần làm công việc siêng năng, bạn sẽ cảm thấy thất vọng nếu vào một môi trường mà bạn không học hỏi được thêm bất kì điều gì! Hãy tìm hiểu, thăm dò và tìm hiểu!

Phỏng vấn là cuộc đối thoại, vì vậy đừng chờ đến khi kết thúc cuộc trò chuyện bạn mới rút ra kinh nghiệm hoặc đưa ra câu hỏi của mình. Nếu bạn muốn biết điều gì đó hãy đặt câu hỏi theo cách tương tự như trong bất kỳ cuộc trò chuyện nào khác. Điều này chứng tỏ rằng bạn thực sự đang tích cực lắng nghe và cho thấy bạn đang thực sự quan tâm chú ý và cam kết với công việc – điều mà các hiệu trưởng luôn hy vọng từ bất cứ ứng viên nào.

Tôi thực sự quan tâm đến khả năng phân tích sâu sắc và phản hồi lại các vấn đề của nhà trường và cộng đồng giáo viên. Vì đó là nơi mà sau này bạn sẽ gắn bó và làm việc.

Oh, và xin vui lòng không hỏi tôi một câu hỏi ngớ ngẩn hoặc một câu hỏi mà đã có sẵn câu trả lời vào cuối cuộc phỏng vấn nhé. Nó sẽ làm cho các hiệu trưởng như tôi nghĩ rằng bạn là một ứng viên tồi và làm mất đi toàn bộ hình ảnh mà bạn đã tạo ra cho tôi.

6. Nếu cần thiết, hãy từ bỏ

Cuối cùng hãy chú ý đến sự phù hợp của công việc đối với bạn. Chúng tôi cần các giáo viên vào đúng thời điểm đó trong sự phát triển của trường, theo theo nhu cầu nào đó… nhưng bạn cần lưu ý rằng, những yêu cầu của chúng tôi có phù hợp với bạn hay không? Nó có vi phạm triết lí nghề nghiệp của bạn hay không? Những khó khăn thử thách của công việc có lớn quá không? Mức thù lao có tương xứng với sức lao động của bạn?… Nhiều ứng viên rất mong muốn để có được vị trí công việc, nhưng ngay sau có được nó họ lại từ bỏ với một sự thất vọng ghê gớm về nhà trường và về chính bản thân họ. Lời khuyên là hãy từ bỏ ngay từ khi cuộc phỏng vấn xảy ra. Bạn đang làm chủ con  đường của mình và bạn cần phải biết chính xác bạn cần gì và muốn gì nếu không công việc sau này của bạn sẽ là những chuỗi ngày dài mệt mỏi. Nếu bạn đã tìm hiểu thật kĩ, và chắc chắn rằng nó không phù hợp với bạn, hãy mạnh dạn nói “Cảm ơn, tôi xin phép không nhận công việc này” hoặc “Cảm ơn mong có dịp khác sẽ được làm việc cùng với trường”…

Tác giả: Mike Buchanan

(Mike Buchanan là hiệu trưởng của trường Ashford ở Kent và là chủ tịch của HMC)

– Táo Nhân Sự – Tuyển dụng giáo viên Việt Nam

Related Posts

Leave a Comment