4 kiểu hiệu trưởng bạn nên tránh
Điều đầu tiên, tôi cảm thấy mình đang tự thách thức bản thân khi vị trí của tôi cũng là một hiệu trưởng. Lãnh đạo một trường học và các công việc hành chính đôi khi không đồng nhất với nhau, nếu một người quản lí không có khả năng làm cho những người xung quanh tin tưởng và bị thuyết phục, khi đó họ là một ông chủ chứ không phải một người lãnh đạo.
Làm việc với nhiều tổ chức giáo dục khác nhau, tôi đã nghe nghe những lời phàn nàn từ các giáo viên. Cảm giác áp lực của giáo viên mỗi khi làm việc với hiệu trưởng chính là nhân tố cản trở sự tầm nhìn và sự sáng tạo của giáo viên.
Dưới đây là một số kiểu lãnh đạo mà bạn KHÔNG nên học theo nếu bạn thực sự muốn phát triển bản thân mình.
1. Lãnh đạo luôn đổ lỗi cho người khác
Đã bao giờ giáo viên cố gắng làm một điều gì đó mới mẻ, mang một ý tưởng sáng tạo đến cho nhà trường nhưng hiệu trường không đồng với lí do rằng “các giáo viên khác” không muốn làm như vậy? Một cách thường xuyên, họ sẽ nói những câu nói kiểu như “Nếu tôi có quyền quyết định, tôi chắc chắn sẽ làm điều đó” hoặc thậm chí hành động như thể một anh hùng và cố gắng cứu bạn khỏi rắc rối do những người khác gây ra. Bất cứ trường hợp nào, hiệu trưởng đổ lỗi cho các đồng nghiệp khác trong trường hoặc tìm cách ngăn cản các giáo viên tiến về phía trước, hãy đừng bao giờ tin họ. Hầu hết các hiệu trưởng đều làm việc cùng với cả một Ban giám hiệu, và là một thành viên của nhóm, cho dù họ không đồng ý với một ai khác, họ sẽ không bao giờ được phép đổ lỗi cho giáo viên.
Bạn sẽ nghĩ gì về một hiệu trưởng luôn “ném đá giấu tay”, hiệu trưởng luôn đổ lỗi cho ban giáo hiệu, giáo viên hoặc bất cứ ai khác miễn không phải là họ. Tôi nghĩ bạn không nên trở thành kiểu hiệu trưởng như vậy.
2. Lãnh đạo luôn “điều hành bằng chính sách”
Các chính sách, nội quy thường được đặt ra để giáo viên và học sinh cảm thấy an toàn, vì vậy quá trình tạo ra nó rất lâu dài và phức tạp với sự tham gia của nhiều người. Đối với một nền giáo dục đang chuyển biến từng ngày, một vài chính sách đơn giản đã trở nên lỗi thời và không còn phù hợp với trường của bạn. Một số chính sách có thể giúp hiệu trưởng đánh giá điều gì là đúng, nhưng đôi khi việc xác định cái gì là đúng cũng lại không hề đơn giản. Rõ ràng các giáo viên phải tuân thủ các nguyên tắc các quy định của ngành giáo dục để đảm bảo an toàn và tôi không nói rằng chúng ta chúng ta coi thường nó, nhưng khi chính sách tác động xấu đến các giáo viên mà hiệu trưởng vẫn kiên trì thực hiện nó thì đó thực sự là vấn đề.
3. Lãnh đạo luôn nói KHÔNG
Bạn có một ý tưởng sáng tạo muốn mang đến cho nhà trường và các em học sinh, bạn tình nguyện thực hiện nó với sự nỗ lực và nhiệt tâm. Bạn gặp hiệu trưởng và chia sẻ nó, hiệu trưởng gật đầu tỏ vẻ đồng ý và nói sẽ xem xét và thực hiện.
Bạn chờ đợi… chờ đợi… và chờ đợi…
Không có bất kì phản hồi nào
Không có gì có thể giết chết sự nhiệt tình của một giáo viên bằng việc nhận được một chữ “KHÔNG” đơn giản và lạnh lùng. Các nhà lãnh đạo tài giỏi muốn mọi người vượt qua những khó khăn và thử thách nhưng khi họ từ chối giáo viên bằng từ “không”, họ có thể phải trả giá bằng sự thất vọng không chỉ của cá nhân đó mà còn là cả trường học.
Điều đó cũng không có nghĩa rằng lúc nào hiệu trưởng cũng phải nói “Đồng ý”. Nhưng hiệu trưởng nên yêu cầu lời giải thích kĩ hơn cho các ý tưởng và giúp giáo viên tìm kiếm những ý tưởng, mang đến cho họ những cơ hội vượt qua những thử thách. Nếu hiệu trưởng nói “đồng ý” thì không nhất thiết phải giải thích nhưng theo quan điểm của tôi nếu nói “không đồng ý” thì bắt buộc hiệu trưởng phải giải thích. Cho dù lời giải thích đó khó chấp nhận với giáo viên, nhưng nó vẫn quan trọng. Nó sẽ tạo nên cơ hội để khơi dậy sự sáng tạo, như ngọn lửa tỏa sáng những người xung quanh và lôi cuốn họ tham gia với các ý tưởng hay các dự án mới.
4. Lãnh đạo luôn “tỏ ra nguy hiểm”
Với sự thay đổi trong thế giới, xã hội và văn hóa, trường học cũng cần phải thay đổi. Với nhiều hiệu trưởng, sự thay đổi này không chỉ trong lớp học mà còn trong công việc của họ. Nếu một hiệu trưởng không liên tục đổi mới và làm mới mình họ sẽ đánh mất đi sự kính trọng từ đồng nghiệp và học sinh.
Việc học tập và đổi mới, phát triển thường đòi hỏi thời gian và sự nỗ lực, trong khi với một số người thì sự thoải mái mới là lựa chọn của họ. Một số hiệu trưởng xuất sắc sẽ không bao giờ cho rằng mình là số 1 và biết tất cả mọi thứ.
Khi một hiệu trưởng thừa nhận rằng họ không biết tất cả mọi thứ, nghĩa là họ phải tin tưởng những người khác và trao cho họ quyền lực và sự tự chủ. Cách lãnh đạo này sẽ không phù hợp với kiểu lãnh đạo độc đoán. Vì vậy những hiểu trưởng độc đoàn thường sẽ cố gắng để săm soi, giám sát giáo viên và học sinh đến từng chi tiết.
Khi một hiệu trưởng lúc nào cũng tự cao, cho rằng mình biết tất cả mọi thứ, họ sẽ dễ chủ quan và đưa đến những quyết định sai lầm có ảnh hưởng đến nhiều người khác. Đối với một hiệu trưởng việc thiếu hiểu biết và “tỏ ra nguy hiểm” không chỉ là điểm yếu mà con là thứ không thể chấp nhận được.
Tôi chắc chắn rằng mọi người trong chúng ta (kể cả tôi) đã từng trong tình thế như vậy. Không ai là hoàn hảo. Nhưng khi những thứ này trở thành chuẩn mực, nó có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến văn hóa trường học. Nó có thể không ảnh hưởng đến học sinh một cách trực tiếp, nhưng họ sẽ ảnh hưởng đến học sinh về lâu dài.
– Táo Nhân Sự – Tuyển dụng giáo viên Việt Nam