10 bí quyết để giáo viên sống sót trong năm đầu tiên đi dạy

10 bí quyết để giáo viên sống sót trong năm đầu tiên đi dạy

 

Những chiến thuật này giúp bạn phát triển bản thân trong năm đầu tiên và tạo khả năng phục hồi để bạn vượt qua được nhiều thử thách khi làm giáo viên. Nhân đây, chào mừng các bạn đến với nghề dạy học. Bạn đang bước vào một hành trình vô cùng, vô cùng tuyệt vời.

Gửi các giáo viên mới!

Bài viết này dành cho các bạn. Chắc các bạn cũng nghe nói rằng năm đầu tiên đi dạy sẽ “vô cùng gian nan.” Tôi muốn cho các bạn thấy một khả năng khác. Năm đầu tiên của các bạn có thể rất tuyệt vời. Bạn không chỉ sống sót mà còn có thể phát triển bản thân nữa.

Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có một năm đầu đi dạy thật tuyệt vời.

1. Tạo dựng cộng đồng

Các mối quan hệ của bạn với người khác sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn, họ có thể là chìa khóa tiếp thêm năng lượng để bạn vượt qua được những thử thách. Tạo dựng các mối quan hệ bền vững với đồng nghiệp và quản lí, học sinh và phụ huynh. Nếu bạn ngại, bây giờ là lúc chọn lấy một vài chiến thuật tạo quan hệ với người khác. Chào hỏi, gõ cửa và mời mọi người vào lớp mình. Cộng đồng của bạn sẽ là phao cứu sinh khi mọi thứ trở nên khó khăn.

2. Tìm kiếm những cố vấn tích cực và lạc quan

Có những giáo viên hay buồn bã và hoài nghi, bên cạnh đó, cũng có những giáo viên thông thái và lạc quan. Nếu bạn thấy mình ở giữa những người hoài nghi (Tôi thấy họ túm năm tụm ba ở phòng nghỉ trưa), hãy rời khỏi đó. Hãy tránh xa sự tiêu cực. Bạn cần những cố vấn có thể sẻ chia vốn hiểu biết và chuyên môn, những người có thể nhắc nhở bạn rằng cuối tháng 10, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn không thể tìm được ai trong trường, hãy tìm đến các trường khác trong quận. Họ ở đó và sẽ vui lòng tư vấn cho bạn. Hãy hỏi đi.

3. Yêu cầu sự trợ giúp và đòi hỏi sự đào tạo chuyên môn tốt

Vâng, tôi gợi ý rằng bạn nên đòi hỏi sự đào tạo chuyên môn. Là một giáo viên mới, bạn có rất nhiều thứ cần học (tôi biết bản thân bạn cũng hiểu điều đó) và bạn không thể loay hoay một mình được. Lí tưởng nhất là bạn cần một khóa tập huấn (tập huấn là một hình thức đào tạo chuyên môn), nhưng nếu bạn không thể đi tập huấn, ít nhất bạn cũng cần được đào tạo chuyên môn chất lượng. Hỏi những giáo viên khác để được mách cho những buổi tọa đàm, khóa học online và hội thảo. Quản lí của bạn không kì vọng bạn phải hoàn hảo. Họ biết bạn còn phải học hỏi nhiều – vì thế hãy yêu cầu sự hỗ trợ (thường xuyên) để rút ngắn thời gian.

10 bí quyết để giáo viên sống sót trong năm đầu tiên đi dạy 1

4. Quan sát các giáo viên khác

Lí tưởng nhất là quan sát những giáo viên thực sự hiệu quả trong trường bạn dạy hoặc trường khác. Kể cả khi họ không dạy cùng chuyên môn của bạn, bạn vẫn sẽ học được rất nhiều. Chọn một thứ để quan sát, như thế bạn sẽ không bị quá tải. Ví dụ, chú ý đến các thói quen và phương pháp, tốc độ giảng bài, cách đặt câu hỏi hoặc những cách tiếp cận khác nhau của học sinh. Xin quản lí của bạn một ngày để có thể làm được việc này. Nếu họ không đồng ý, ít nhất phải dành vài lần mỗi tháng ghé thăm (trong vòng 10 phút) lớp học của giáo viên khác trong suốt thời gian dạy thử. Bạn sẽ học được rất nhiều qua việc quan sát đồng nghiệp.

5. Ghé thăm nhà học sinh

Ghé thăm nhà chỉ một số học sinh cũng sẽ cung cấp cho bạn sự thấu hiểu và biết được hoàn cảnh của học sinh. Bạn có thể đến thăm nhà vài em học sinh mà là những trường hợp cần lưu ý. Đến nhà một học sinh mà bạn quan tâm cũng như nhà của một học sinh mà bạn tự tin là con học tốt. Điều này dễ thực hiện nhất trong những tuần đầu tiên đi dạy, khi bạn đang tạo dựng các mối quan hệ với các gia đình và bạn có thể giải thích rằng mình muốn hiểu nhiều hơn về học sinh. Sử dụng những chuyến ghé thăm như một cơ hội lắng nghe cha mẹ chia sẻ – để hỏi họ về sở thích, gia đình, bạn bè,… Hãy cầu thị. Đây không phải lúc chia sẻ những lo lắng và phàn nàn.

6. Viết ra những viễn cảnh của bản thân khi là một giáo viên

Bạn thấy mục tiêu hoặc mục đích làm giáo viên của mình là gì? Bạn có thể tóm tắt lại thành một đoạn văn hoặc vài câu được không? Tạo ra một viễn cảnh của bản thân hoặc một nhiệm vụ có thể là chỗ dựa cho bạn khi bạn gặp khó khăn. Nó giống như một chỉ dẫn khi những thử thách bủa vây bạn. Bạn không cần chia sẻ nó với ai. Đó là dành cho bạn.

7. Đừng ngược đãi bản thân

Ngủ. Nghỉ. Ăn. Tập thể dục. Bạn từng nghe thấy điều này trước đó. Nó thực sự cần thiết trong suốt năm đầu bạn đi dạy khi áp lực – đi kèm với bệnh tật – làm suy giảm hệ miễn dịch của bạn. Đừng đợi đến khi bạn bị cảm cúm vào tháng Một rồi mới chăm sóc bản thân – hãy bắt đầu ngay bây giờ. Ngủ thôi nào.

8. Làm thứ gì đó không liên quan đến việc dạy học

Ít nhất một lần một tuần, hãy làm điều gì đó cho bản thân. Tham gia một lớp làm gốm hoặc một lớp học nhảy kiểu Brazil vào thứ Bảy. Chạy ma-ra-tông. Tham gia một câu lạc bộ đọc sách lãng mạn. Làm điều gì đó nhằm thỏa mãn những phần khác trong con người bạn. Nó đơn giản và lấn cả vào thời gian dạy học, suốt năm đầu đi dạy của bạn nhưng bạn cần sự thư giãn tinh thần từ những việc đó.

9. Đánh dấu tất cả những thành công trong lớp học

Viết chúng ra. Lập danh mục những điều bạn thực hiện tốt. Tìm ra những thành công; bao gồm từng việc nhỏ nhặt: Hôm nay, Alfredo đã mỉm cười khi bước vào lớp; James nhớ cuốn sách của em ấy; Jackie chào tạm biệt mẹ và không khóc; Tôi ăn trưa; giáo án cho ngày mai của tôi đã hoàn thành. Nếu bạn không làm thêm bất cứ điều gì ngoài danh mục này nhưng mỗi ngày bạn chỉ làm một điều trong đó, tôi có thể hầu như chắc chắn rằng bạn có một năm tuyệt vời.

10. Có một ngày nghỉ

Hầu hết giáo viên đều có những ngày dành cho mình. Lên kế hoạch, chọn một ngày và tận dụng nó. Mang quần áo đến tiệm giặt là, đi khám răng, ngủ hoặc đi dạo. Tận dụng chúng đi. Bạn cần những ngày nghỉ. Điều đấy là bình thường.

Năm đầu tiên đi dạy không phải quá vất vả – những năm sau đó thì lại khác. Những chiến thuật này giúp bạn phát triển bản thân trong năm đầu tiên và tạo khả năng phục hồi để bạn vượt qua được nhiều thử thách khi làm giáo viên.

Nhân đây, chào mừng các bạn đến với nghề dạy học. Bạn đang bước vào một hành trình vô cùng, vô cùng tuyệt vời.

Tác giả: Elena Aguilar

– Táo Nhân Sự – Tuyển dụng giáo viên Việt Nam

Leave a Comment