7 bài học xương máu tôi đã rút ra sau 30 năm đi dạy

7 bài học xương máu tôi đã rút ra sau 30 năm đi dạy

 

Tôi bắt đầu công việc dạy học vào năm 1980. Kể từ thời điểm đó đến nay, nền giáo dục đã có vô vàn những thay đổi. Dưới đây là một vài ví dụ về những bài học mà tôi đã học được trong suốt những năm tháng đi dạy ở cả trường công và trường tư…

1. Tôi linh hoạt hơn

Khi mới bước chân vào nghề, tôi được mọi người nói là “quá cứng nhắc” có thể bởi vì đó là cách mà các thầy cô ở trường sư phạm đã dạy tôi. Tôi luôn cho rằng tất cả các nội quy phải được đảm bảo thực hiện 100%? Bất kì hành vi vi phạm nào cũng đáng bị kỉ luật hoặc bị phạt? Đó là những gì mà tôi đã nghĩ.

Bây giờ, tôi nhận thấy được giá trị của sự linh hoạt. Ví dụ như, học sinh không muốn viết một bài báo về một nội dung mà chúng được giao, nếu chúng nói với tôi, tôi có thể thay đổi. Học sinh muốn tôi thay đổi lịch trình một chút để có thời gian chuẩn bị cho buổi sinh hoạt toàn trường, tôi cũng có thể dễ dàng chấp nhận hơn,…

Tôi nghĩ rằng, càng ngày mình càng linh hoạt hơn với nhiều tình huống xảy ra trong lớp học. Bởi vì tôi thích sự sáng tạo mà không có cái gì giết chết sư sáng tạo hơn một nội quy cứng nhắc được thực hiện một cách máy móc.

2. Tôi cho học sinh có nhiều sự lựa chọn hơn

Hầu hết học sinh thích sự lựa chọn, nó giống như việc trẻ con thích các viên kẹo. Việc làm này cho học sinh có cơ hội được quyết định việc học, không gian lớp học và xa hơn là cuộc đời chúng. Tôi đã cho phép học sinh chọn bất cứ thứ gì từ việc viết cho đến các bài tập dự án cũng như cho chúng được phép lựa chọn thời điểm hoàn thành bài tập (chúng có thể lựa chọn hoàn thành bây giờ hoặc để sau)…

Trong trường học của tôi, lớp 5 là lớp lớn nhất vì vậy chúng thích được nhận trách nhiệm nhiều hơn so với các học sinh nhỏ. Để học sinh tự lựa chọn là cách khiến chúng phải trưởng thành hơn. Học sinh cũng thường trân trọng bất cứ cơ hội nào để thể hiện chúng bản thân, rằng chúng đã trưởng thành và là “người lớn” “đàn anh” trong trường.

3. Tôi khen học sinh nhiều hơn

Lời nói chẳng mất tiền mua, giáo viên cũng chẳng già đi khi nói “con làm tốt lắm” khi thấy một đứa trẻ vừa đạt được mục tiêu bài học hoặc đơn giản chỉ là làm đúng chính xác bài tập được giao. Sẽ chỉ mất của giáo viên vài giây để viết một lời bình luận, nhận xét trong vở. Nhưng hãy nhớ rằng mỗi lời mà thầy cô “ngự phê” có giá trị vô cùng lớn đối với những đứa trẻ và phụ huynh. Nó có ý nghĩa lâu dài hơn bất kì phần thưởng nào mà học sinh được nhận.

Tôi vẫn nhớ những lời khen mà các thầy cô đã dành cho tôi từ thời học sinh mặc dù đã mấy chục năm trôi qua. Nếu bạn cảm thấy hài lòng hay tự hào về những đứa trẻ, hãy nói cho chúng biết điều đó.

4. Tôi không mắng và phạt học sinh nhiều

Trong 10 hoặc 15 năm đầu tiên đi dạy, tôi đã đưa ra những hình phạt và mắng mỏ học sinh, đôi lúc còn quát tháo to tiếng. Sau này tôi nhận ra rằng, điều đó là vô nghĩa. Nó đã phá hủy đi mối quan hệ thầy trò mà tôi đã xây dựng với người học. Nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi theo một cách tiêu cực.

Bây giờ, tôi trở thành một người điềm tĩnh, có năng lực thấu cảm và có thể nói chuyện với học sinh về việc làm thế nào để chúng có thể đưa ra những lựa chọn tốt hơn. Như một hệ quả, tôi cảm thấy mình như trẻ ra mỗi ngày, sẵn sàng để đón nhận những thử thách mới đang chờ tôi và học sinh cũng cảm thấy thoải mái hơn để bắt đầu cho việc học.

5. Tôi đã bỏ qua những điều nhỏ nhặt.

Dạy học có thể coi là một công việc căng thẳng. Liệu rằng những điều gì có thể xảy ra? Có khi những vấn đề nhỏ nhặt, một lời đồn đại, một câu nhận xét của hiệu trưởng, hay thậm chí cả những câu hỏi linh tinh do tôi tự đặt ra khiến cho tôi cảm thấy khó chịu, nổi nóng. Trong suốt 29 năm đi dạy, tôi nhận ra một điều là, đừng để ý quá nhiều đến những điều nhỏ nhặt.

6. Tôi biết cách tự tha thứ cho bản thân khi mắc lỗi

Tất cả mọi người đều có sai lầm. Tôi đã nói với học sinh của mình rằng, sai lầm là điều bình thường và việc chúng ta học được từ sai lầm mới là điều cần thiết. Cũng vì vậy nên tôi đã áp dụng điều đó với chính bản thân mình. Nó cũng là cách tốt để giáo viên có thể duy trì được sức khỏe về thể chất và tinh thần cũng như niềm đam mê để tiếp tục công việc dạy học.

7. Tôi biết cách nhờ sự giúp đỡ khi cần thiết

Tôi đã từng nghĩ rằng nếu tôi nhờ một đồng nghiệp nào đó có nghĩa là tôi không có đủ năng lực để giải quyết vấn đề của mình. Thậm chí tôi không tin tưởng trợ giảng đến mức, tôi luôn nghĩ nếu không có tôi ở lớp học chỉ nửa giây thôi thì dường như mọi thứ sẽ trở nên hỗn loạn. Tôi không muốn bất cứ ai nghi ngờ rằng tôi là một giáo viên không có năng lực, vì vậy tôi thường giữ kín những khó khăn ở trong lòng. Nhưng những năm gần đây tôi nhận ra rằng các giáo viên khác cũng có chung vấn đề đó. Hãy chia sẻ với đồng nghiệp, nó mang lại cảm giác chúng ta là những người cùng hội cùng thuyền và luôn tự nguyện giúp đỡ lẫn nhau.

Và sau tất cả, việc mang đến một nền giáo dục tốt nhất có thể là điều mà chúng ta với tư cách là giáo viên luôn mong đợi.

Hãy cho chúng tôi biết thêm về những kinh nghiệm của bạn trong công việc giảng dạy nhé!

– Táo Nhân Sự – Tuyển dụng giáo viên Việt Nam

Leave a Comment