[Download] Từ điển Năng lực giáo viên

Từ điển năng lực giáo viên không chỉ hữu ích dành cho giáo viên khi viết hồ sơ và phỏng vấn khi ứng tuyển mà còn giúp các chuyên viên nhân sự trong việc mô tả năng lực của ứng viên mà mình mong muốn.

Khi viết hồ sơ hay ứng tuyển cho các vị trí giáo viên, các nhà trường và tổ chức giáo dục sẽ mong đợi ở giáo viên một số kỹ năng, năng lực cần thiết.

Có nhiều vị trí cần kỹ năng giảng dạy:  giảng viên đại học, gia sư, cố vấn trại hè, giảng viên sơ cứu và cấp cứu… tất cả họ đều làm công việc giảng dạy. Tuy nhiên khi nói đến “giáo viên”, mọi người đều hiểu rằng đó là người dạy trẻ em ở trong các trường tiểu học hay trung học.

Có rất nhiều kỹ năng cần thiết cho công việc giáo viên, phụ thuộc vào loại trường và cấp học mà bạn dạy, nhưng vẫn có một số kỹ năng mà gần như mọi giáo viên đều cần phải có.

1/ Làm thế nào để trở thành một giáo viên

Trường công yêu cầu các ứng viên cần phải có đủ bằng cấp. Bằng cấp Đại học hoặc Thạc sỹ, hoặc Chứng chỉ Sư phạm nếu không học chuyên ngành sư phạm. Giáo viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn bằng cách làm mới bản thân qua các khóa học và bài kiểm tra, đánh giá.

Các yêu cầu rất đa dạng tùy từng vị trí và khu vực. Các trường tư thục có thể tuyển các giáo viên không cần có đầy đủ các chứng chỉ, bằng cấp sư phạm. Một số trường sẽ yêu cầu đào tạo chuyên biệt về một phương pháp giảng dạy đặc thù.

Nếu bạn đang muốn trở thành một giáo viên, bạn sẽ có một hành trình dài phía trước để có thể rèn luyện được các kỹ năng sư phạm cần thiết, nhưng các kỹ năng cơ bản mà tất cả các giáo viên hiệu quả đều cần phải có. Sử dụng Từ điển năng lực giáo viên dưới đây để xác định xem bạn có phù hợp với nghề giáo viên không. Dưới đây là 6 nhóm kỹ năng chính mà nhà tuyển dụng thường yêu cầu ở giáo viên, cũng như một danh sách đầy đủ các kỹ năng khác.

2/ Sử dụng Từ điển năng lực giáo viên như thế nào?

Bạn có thể sử dụng Từ điển này trong quá trình ứng tuyển giáo viên. Đầu tiên, sử dụng các từ vựng mô tả kỹ năng trong hồ sơ của bạn. Trong phần mô tả quá trình làm việc, bạn có thể sẽ cần một số từ khóa. Thứ hai, sử dụng chúng trong thư ứng tuyển. Trong thư ứng tuyển bạn nên nêu một đến hai kỹ năng của mình, và cho ví dụ cụ thể và thời gian, địa điểm, hoàn cảnh bạn đã ứng dụng các kỹ năng đó khi làm việc.

Cuối cùng, Từ điển này cũng có thể được ứng dụng trong khi phỏng vấn. Hãy chắc chắn rằng bạn có ít nhất một ví dụ cụ thể cho mỗi kỹ năng trong nhóm các kỹ năng chính.

Mỗi công việc sẽ cần các kinh nghiệm và kỹ năng khác nhau, hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc kỹ bản mô tả công việc và tập trung vào các kỹ năng được liệt kê bởi nhà tuyển dụng.

Dưới đây là 6 nhóm kỹ năng chính của giáo viên:

1. Giao tiếp

Dạy học, theo một cách hiểu khác, là một hình thức giao tiếp, do đó người giáo viên cần phải có kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Bao gồm cả kỹ năng giao tiếp qua hình thức nói và viết, cao hơn là ngôn ngữ cơ thể, và khả năng lắng nghe.

Bạn cần phải linh hoạt thay đổi phong cách giao tiếp tùy theo nhu cầu của từng học sinh, độ tuổi, văn hóa, năng lực và phong cách học tập của chúng. Bạn cần giao tiếp chính xác, rõ ràng và chuyên nghiệp với phụ huynh, đồng nghiệp, các chuyên viên trong trường, bằng cả lời nói và văn bản.

Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói là vô cùng quan trọng trong giảng dạy. Bạn cần có khả năng nói chuyện hiệu quả với học sinh của mình, sử dụng giọng điệu điềm tĩnh, rõ ràng. Bạn phải có khả năng giải thích các tài liệu bằng các thuật ngữ vừa dễ tiếp cận vừa có ý nghĩa đối với học sinh. Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng – bạn cần xuất hiện với sự tự tin và nét mặt biểu cảm.

Giao tiếp bằng văn bản cũng rất quan trọng. Là một giáo viên, bạn sẽ gửi rất nhiều email cho đồng nghiệp và cũng sẽ viết tin nhắn cho phụ huynh và học sinh. Bạn muốn bài viết của bạn rõ ràng và đúng ngữ pháp.

Cuối cùng, lắng nghe là một kỹ năng giao tiếp cực kỳ quan trọng đối với giáo viên. Giáo viên cần lắng nghe những mối quan tâm của học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh và cho thấy rằng bạn hiểu những gì người khác đang nói.

2. Tư duy phê phán

Giáo viên cần có khả năng giải quyết nhiều vấn đề khác nhau, trong một khoảng thời gian có hạn. Họ cần trả lời tại chỗ những câu hỏi khó từ học sinh, giải quyết mâu thuẫn giữa các học sinh, sửa đổi kế hoạch bài giảng và giải quyết các vấn đề giữa các đồng nghiệp. Một giáo viên giỏi biết sử dụng các nguồn lực nào để giải quyết các loại câu hỏi này một cách nhanh chóng và hiệu quả.

3. Kỹ năng tổ chức

Giáo viên phải sắp xếp một số nhiệm vụ, từ giảng dạy đến tham dự các cuộc họp, lên kế hoạch bài giảng, cho điểm. Để thực hiện tất cả một cách kịp thời đòi hỏi phải có nền tảng sức khỏe tốt và kỹ năng quản lý thời gian tuyệt vời.

Một thách thức khác là giáo viên thường phải đảm trách lượng công việc nhiều hơn thời gian làm việc phù hợp trong một ngày làm việc truyền thống. Chỉ có kỹ năng tổ chứctuyệt vời mới có thể giúp giáo viên xác định những nhiệm vụ nào cần được hoàn thành và cách để giải phóng thời gian cá nhân cần thiết.

4. Niềm đam mê

Một giáo viên cần phải nhiệt tình về bất cứ môn học nào mình đang dạy. Học sinh cảm thấy được niềm đam mê đó, và điều đó khiến chúng tham gia nhiệt tình vào bài học.

5. Kiên nhẫn

Giáo viên cần thể hiện sự kiên nhẫn, đặc biệt khi xử lý các tình huống khó khăn trong lớp học. Họ thường phải giải thích các khái niệm nhiều lần và phải quản lý những học sinh có thể hành động hoặc gặp khó khăn trong lớp. Đối phó với cha mẹ, đồng nghiệp và các nhà quản lý có thể cũng cần sự cố gắng và kiên nhẫn.

Một giáo viên phải xử lý tất cả với thái độ bình tĩnh, chuyên nghiệp và chú ý cẩn thận đến thử thách của từng thời điểm. Trong khi một số người tự nhiên có khả năng kiên nhẫn hơn những người khác, thì sự kiểm soát cảm xúc và sự trưởng thành đi vào sự kiên nhẫn có thể được học và phải được thực hành.

6. Phương pháp giảng dạy

Giáo viên, tất nhiên, phải hiểu các bài học mà họ dạy. Đương nhiên, các vị trí khác nhau đòi hỏi các loại kỹ năng, trình độ và phương pháp khác nhau, nhưng ngay cả giáo viên của trẻ nhỏ cũng cần chuyên môn quan trọng. Chẳng hạn, việc một giáo viên toán lớp một không chỉ biết cách thực hiện số học cơ bản ,à còn cần biết cách làm sao để hướng dẫn cho những đứa trẻ chưa hề có chút ý niệm gì về con số chẳng hạn. Người đó phải có hiểu biết sâu sắc về các con số và các mối quan hệ số để có thể giải thích bài học một cách kỹ lưỡng và nhạy bén.

TỪ ĐIỂN NĂNG LỰC GIÁO VIÊN

[Download] Từ điển Năng lực giáo viên 1

[Download] Từ điển Năng lực giáo viên 2

[Download] Từ điển Năng lực giáo viên 3

DOWNLOAD

XEM ONLINE

Alison Doyle – thebalancecareers.com

Táo Nhân Sự – Tuyển dụng giáo viên Việt Nam

Related Posts

Leave a Comment