Những tiêu chí đánh giá trong phiếu đánh giá giáo sinh thực tập

Những tiêu chí đánh giá trong phiếu đánh giá giáo sinh thực tập

 

Dưới đây là một mẫu phiếu đánh giá mà giáo sinh thực tập sẽ nhận được từ giảng viên của mình.

I. TIÊU CHÍ QUAN SÁT (CỦA GIÁO VIÊN PHỤ TRÁCH LỚP HỌC)

Dưới đây là một số câu hỏi hoặc yêu cầu tương ứng với từng lĩnh vực cụ thể mà giáo viên phụ trách lớp sẽ đặt ra khi quan sát giáo sinh thực tập.

1. Giáo sinh thực tập có được trang bị tốt trước khi đứng lớp?

  • Họ đã chuẩn bị giáo án và tất cả các tài liệu cần thiết một cách cẩn thận chưa?

2. Họ có hiểu biết về chuyên môn và mục tiêu cần đạt không?

3. Giáo sinh có thể quản lí hành vi của học sinh không?

  • Giữ cho học sinh tập trung
  • Thu hút học sinh vào bài học
  • Giải lao ít phút nếu cần thiết
  • Nhận thức được nhu cầu cá nhân của học sinh
  • Tạo sự tương tác tích cực

4. Giáo sinh giảng bài có đi vào trọng tâm không?

  • Họ có đi theo một trình tự logic không?

5. Giáo sinh có làm chủ được bài giảng không?

  • Học sinh có tương tác tốt và tham gia vào bài học không?
  • Các hoạt động học tập có phù hợp không?

6. Giáo sinh có năng lực:

  • Làm chủ bài giảng?
  • Dẫn dắt?
  • Đạt mục tiêu?
  • Đa dạng hóa các câu hỏi?
  • Thu hút học sinh?
  • Khuyến khích sự tham gia và tư duy?
  • Tổng kết bài học?

7. Giáo sinh có:

  • Nhiệt tình?
  • Tỉ mỉ?
  • Linh hoạt?
  • Khả năng nói và ngữ pháp?

8. Học sinh có chủ động tham gia các hoạt động và thảo luận trong lớp không?

  • Học sinh có quan tâm và hứng thú không?
  • Học sinh có hợp tác và phản hồi không?

9. Học sinh tương tác với giáo sinh như thế nào?

  • Họ có làm theo hướng dẫn không?
  • Họ có hiểu bài không?
  • Họ có tôn trọng không?

10. Giáo sinh có giao tiếp hiệu quả không?

  • Tương tác bằng ánh mắt
  • Giọng nói

II. TIÊU CHÍ QUAN SÁT (CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN)

1. Ngoại hình và đặc điểm chung

  • Trang phục phù hợp
  • Tư thế, sự di chuyển và nụ cười

2. Sự chuẩn bị

  • Thực hiện đúng giáo án
  • Nắm chắc tài liệu
  • Tiến trình giảng dạy hợp lí
  • Sáng tạo
  • Có phương tiện hỗ trợ

3. Thái độ đối với học sinh

  • Tôn trọng
  • Lắng nghe
  • Nhiệt tình
  • Có khiếu hài hước
  • Kiên nhẫn và nhạy cảm
  • Giúp đỡ học sinh khi cần thiết

4. Hiệu quả của giờ học

  • Tạo động lực thông qua việc hướng dẫn và thuyết trình
  • Đáp ứng các mục tiêu
  • Đúng trọng tâm
  • Nhịp độ giảng dạy
  • Khuyến khích sự tham gia của học sinh
  • Định hướng đúng đắn và giải thích những kì vọng
  • Sử dụng câu hỏi có hiệu quả
  • Khả năng tổng kết bài học
  • Có một hoạt động kết thúc
  • Liên kết bài học với các chủ đề khác

5. Khả năng thuyết trình

  • Nói rõ ràng, đúng ngữ pháp
  • Tránh sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt
  • Chú ý các chi tiết
  • Tự tin
  • Chữ viết trên bảng phải dễ nhìn
  • Làm chủ phần thuyết trình của mình

6. Quản lí lớp học và hành vi học sinh

  • Không đả kích hoặc tranh cãi với học sinh
  • Luôn điềm đạm và chin chắn
  • Không dung túng hoặc tập trung chú ý vào hành vi không thích hợp
  • Giữ cho bài giảng được trôi chảy và biết khi nào dừng lại hoặc chờ đợi

III. GIÁO SINH TỰ ĐÁNH GIÁ

Dưới đây là một danh mục các câu hỏi được sử dụng trong quá trình tự đánh giá của một giáo sinh thực tập.

  1. Mục tiêu của tôi có rõ ràng không?
  2. Tôi đã đạt được mục tiêu chưa?
  3. Bài học của tôi có phù hợp không?
  4. Tôi có nói lan man hoặc chưa giải thích cặn kẽ một chủ đề nào không?
  5. Giọng nói của tôi có rõ ràng không?
  6. Tôi nói có theo trình tự không?
  7. Liệu chữ viết trên bảng của tôi có đọc được không?
  8. Tôi thuyết trình có mạch lạc không?
  9. Tôi có di chuyển quanh lớp học không?
  10. Tôi đã sử dụng nhiều tài liệu giảng dạy chưa?
  11. Tôi có thể hiện sự nhiệt tình không?
  12. Tôi có tương tác tốt với học sinh không?
  13. Tôi có giải thích bài học một cách hiệu quả không?
  14. Tôi có định hướng rõ ràng không?
  15. Tôi đã cho thấy sự tự tin và hiểu biết về chủ đề chưa?

Janelle Cox

– Táo Nhân Sự – Tuyển dụng giáo viên Việt Nam

Leave a Comment