Động lực giảng dạy không tự xuất hiện mà bạn phải tìm đến nó
Mọi người luôn nói rằng giáo viên phải là người tạo động lực học tập cho học sinh. Vậy tôi cũng tự hỏi mình rằng “Ai sẽ là người tạo động lực cho chúng tôi? Những giáo viên đang cảm thấy hết sức mệt mỏi”.
Khi đó là vào giữa tháng Hai. . . là thời điểm tôi muốn từ bỏ công việc giảng dạy nhất trong năm. Tất nhiên là tôi sẽ không làm điều đó, nhưng mọi năng lượng, nhiệt tình, nhiệt huyết trong con người tôi đều đã khô cạn …
Đó là những khoảnh khắc mà tôi đã cầu nguyện cho bão tuyết và nhiệt độ xuống âm độ C chỉ để có được một ngày nghỉ. Thực sự, tôi đã cầu nguyện rằng những trận bão tuyết này sẽ đổ bộ ngay vào thủ phủ bang của chúng tôi để họ khỏi tiếp tục đưa ra những điều luật giáo dục ngớ ngẩn.
Đó là thời điểm mà tôi cảm thấy mất động lực làm việc nhất trong cả năm học. Dù rằng tôi vẫn làm việc theo thói quen nhưng lại cảm thấy chẳng hề vui vẻ gì.
Tôi đã đổ lỗi cảmxúc chán nản ấy cho thời tiết, hay rất nhiều thứ khác. Nhưng cũng giống như chơi Candy Crush, việc đó khiến cho tôi cảm thấy mình đang có việc gì đó để làm nhưng lại không hề giúp ích gì cho tôi trong cuộc sống.
Đây là một vấn đề thực sự: Tôi luôn chờ đợi những điều kiện bên ngoài, chờ đợi những người khác thay đổi trước khi tôi tự thay đổi bản thân mình.
Tôi luôn tự nhủ: “Khi học sinh của tôi bắt đầu đến lớp với tâm trạng tốt hơn, tôi sẽ có tâm trạng tốt hơn” hoặc “Khi mùa thi kết thúc, tôi sẽ tập trung vào những thứ đáng để dạy hơn.” Nhưng, đã tám năm trong cuộc đời giảng dạy, khi nào thì “mùa thi” sẽ kết thúc? Khi nào các thanh thiếu niên đang tuổi dậy thì của tôi, những đứa trẻ luôn thiếu trò chơi, và thừa các bài kiểm tra, bài tập sẽ dừng lại để cùng nhau có một ngày “vui cười”?
Cảm hứng không phải là điều kiện. Chúng ta không cần có cảm hứng để làm việc, mà cảm hứng sẽ xuất hiện khi chúng ta làm việc. Khi chúng ta nỗ lực ngày qua ngày với những sáng kiến. Khi chúng ta nhận thấy những gì mình đang tìm kiếm. Và khi chúng ta làm việc để tạo ra sự thay đổi, sự thay đổi sẽ được tạo ra.
Tôi đã được nhắc nhớ lại điều này sau khi đọc lại bài viết On Writing của Stephen King. Trong đó, có một đoạn văn ngắn gọn nhưng đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho tôi. Cảm hứng làm việc giống như một nàng thơ. Nó sẽ không bao giờ tự xuất hiện, nó sẽ phớt lờ bạn, nó sẽ lẩn tránh bạn. Còn bạn sẽ phải làm mọi điều để tìm đến nó, bạn phải hạ mình, bạn phải nuông chiều, bạn phải đốt hết những giọt dầu cuối cùng trong ngọn đèn của mình. Để cuối cùng, nàng thơ với chiếc túi ma thuật sẽ cho bạn những điều sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn.
Tôi muốn được truyền cảm hứng để không chỉ tồn tại vào cuối mùa đông này mà còn phải giúp mình phát triển mạnh mẽ. Và, nếu tôi muốn được truyền cảm hứng, tôi phải năng động, không được phép thụ động. Tôi phải làm việc. Để làm như vậy, tôi cam kết:
1. Ngưng viện lý do
Tôi không thể đổ lỗi cho các cơ quan lập pháp của tiểu bang về chất lượng giảng dạy trong lớp học của mình. Tôi không thể đổ lỗi cho cha mẹ học sinh. Tôi không thể đổ lỗi cho các học sinh.
Dù những văn bản luật mới nhất làm cho tôi cảm thấy công việc của tôi khó khăn hơn và giáo dục ở trường ít ý nghĩa hơn? Vâng.
Tôi có cảm thấy thất vọng khi một số bậc cha mẹ thờ ơ và thiếu tôn trọng con cái của họ? Vâng.
Tôi có muốn hét lên để học sinh tỉnh dậy và học hành nghiêm túc hơn không? Vâng.
Nhưng, không có thực tế nào trong số những thực tế này nên cho phép tôi được tầm thường hóa công việc của mình, cũng như giá trị của chính tôi. Đổ lỗi chỉ là một cái cớ và lý do làm xói mòn sự đổi mới.
Kháng sinh cho việc luôn viện lý do của tôi được gọi là “Kiểm soát những gì thuộc về mình.”
Tôi không thể kiểm soát những điều luật và quyết định đã được ban hành. Tôi không thể kiểm soát việc cha mẹ nuôi dạy con cái của họ.
Tôi không thể kiểm soát việc học sinh của mình ngủ ngon như thế nào cũng như nền tảng văn hóa của chúng đối với giáo dục.
Nhưng tôi có thể kiểm soát “cách tôi xuất hiện như một giáo viên”.
Tóm lại, tôi không thể kiểm soát bối cảnh ngoài lớp học của mình, nhưng tôi có thể kiểm soát những gì xảy ra bởi chính tôi. Điều gì làm cho chúng ta thực sự là con người của chúng ta, đó là chúng ta là người có quyền tự chủ — khả năng tự do để đưa ra lựa chọn. Và, mặc dù tôi không thể luôn luôn chọn bối cảnh mà tôi dạy, tôi có thể chọn những gì tôi làm với bối cảnh đó.
Tôi không bao giờ cho phép học sinh của tôi bào chữa cho những lựa chọn mà chúng đưa ra. Vậy tại sao tôi lại cho phép mìnhlàm điều đó?
2. Bước ra khỏi vùng an toàn của mình
Để có cảm hứng thì điều cần thiết đó là sự thay đổi, phải thay đổi thì mới có cảm hứng. Chẳng có ai lại đi nghĩ rằng, “Tôi muốn được truyền cảm hứng chỉ để tiếp tục làm điều tương tự nhau, lặp đi lặp lại.” Cho dù là thay đổi cách tôi xây dựng một bài học, cách tôi quản lý lớp học, hoặc làm thế nào tôi gọi học sinh trả lời.Tôi phải đi bước đi đầu tiên để ‘nàng thơ’ của tôi biết cách tìm thấy tôi.
Và câu hỏi tiếp theo không phải là,“Tôi có nên thay đổi không?”, mà phải là “Thay đổi thế nào là tốt nhất?”. Và, câu trả lời cho câu hỏi đó đi qua bốn bước đơn giản.
Bước 1: Tìm hiểu điều gì đó mới
Có gần 4 triệu giáo viên ở Hoa Kỳ. Hàng chục người trong số đó làm việc cùng tòa nhà với tôi. Và, mỗi một người trong số họ đều có hoặc làm điều gì đó tuyệt vời mà tôi chưa làm. Khi mà bạn luôn “mong rằng cảm hứng làm việc đến với tôi” thì đó chính là thói quen thường thấy nhất của việc “tự khóa mình trong lớp học.”
Thật ngớ ngẩn khi tôi nghĩ rằng các đồng nghiệp của tôi sẽ tự tìm đến tôi và cho tôi biết những điều tuyệt vời mà họ đang làm. Chính tôi phải là người đi tìm họ.
Chúng ta cũng đang sống trong thời đại thông tin. Bạn hãy nghĩ xem: Chưa bao giờ có hàng ngàn, hàng triệu tài nguyên giảng dạy tuyệt vời và phong phú hơn bao giờ hết trong lịch sử của chúng ta. Cho dù đó là các trang web như WeAreTeachers, sách hay các video trên mạng, tôi luôn tin rằng có thể tìm hiểu và thử thực hành một điều mới gì đó ngay trong tháng này.
Bước 2: Thử điều mới
Đó là tất cả. Hãy thử nó. Đừng lo lắng về bất kỳ điều gì.
Bước 3: Nhận phản hồi
Lòng kiêu hãnh của chúng ta giống nhưlà thuốc chống muỗi. Lòng kiêu hãnh của chúng ta đã ngăn chúng ta không nhờ đến sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, sếp và học sinh của mình. Như tôi đã viết trong bài trước, phản hồi của học sinh là một sự thúc đẩy quan trọng để tôi thoát khỏi vòng an toàn của mình. Nếu tôi muốn có cảm hứng, tôi cần phải chủđộng hỏi ý kiến phản hồi thay vì chờ đợi để được góp ý.
Bước 4: Lặp lại
3. Cần mẫn thay đổi như một con kiến
Tôi thường có những tưởng tượng to tát về những thay đổi sâu rộng mà tôi sẽ làm, sẽ tạo ra với tư cách là một giáo viên. Tôi đã xây dựng một hệ thống ba mươi điều thay đổi khác nhau — công nghệ mới, cách sắp xếp chỗ ngồi mới, dụng cụ họctập mới, sách mới,…— tất cả chúngphải kết hợp hài hòa hoàn hảo để có thể thay đổi thế giới. Và sau đó tôi bị choáng ngợp,chán nản và cồng kềnh ngay từ khi tôi mới bắt đầu. Tôi đã nhận ra tôi đã làm phức tạp hóa sự đổi mới bởi việc luôn tập trung vào những điều chỉnh lớn. Nó không cần phải khó khăn như vậy.
Giờ đây tôi tiếp cận với cảm hứng như một đàn kiến - di chuyển một hạt cát mỗi ngày, cứ thế, cứ thế và cứ thế, mỗi ngày một hạt. Tức là tôi sẽ chỉ chọn một điều để thay đổi, và thực hành điều đó cho đến khi tôi thấy hiệu quả của nó hoàn toàn. Chắc chắn, các học sinh của tôi đang mong đợi chín mươi hai thay đổi khác nhau mỗi tuần. Và tất nhiên, những yêu cầu này sẽ lấy đi năng lượng của tôi. Nhưng, tôi cần quyết định những sáng kiến nào đòi hỏi sự chú ý của tôi nhiều nhất. Tôi sẽ chọn một điều đơn giản và dành cho nó mọi nỗ lực của tôi, cho phép mọi thứ đến như nó phải đến. Nếu tôi buộc phải tung hứng, tôi cũng có thể giữ một vài quả bóng trên không trung hơn là thả rơi tất cả chín mươi haiquả.
Tôi đã chờ đợi cho ‘nàng thơ’ của tôi xuất hiện trong khi tôi ngồi, hờn dỗi và ăn bánh pizza. Tôi đã sẵn sàng làm việc. Còn bạn, bạn đã sẵn sàng chưa?
Chase Mielke
– Táo Nhân Sự – Tuyển dụng giáo viên Việt Nam