Các thầy cô hãy đứng lên và nói lên tiếng nói cho nghề nghiệp của mình

Trong đôi mắt họ chúng ta là những kẻ tội đồ. Dường như tất cả những tội lỗi, những trì trệ, những vấn đề của thế hệ trẻ, của nền giáo dục đều đổ lên đầu chúng ta. Dường như chúng ta đang được giao cho những sứ mệnh thiêng liêng một cách không mong muốn.

Chúng ta hãy dừng lại trò chơi đuổi bắt vòng tròn. Các thầy cô không phải là những nạn nhân hay những tội đồ! Hãy đứng lên và nói lên tiếng nói của mình!

Chúng ta ai cũng đồng ý rằng nghề dạy học là một công việc không được coi trọng trong những năm qua chúng ta cảm thấy bị lép vế trước sức nặng của cơn bão kinh tế đang quét qua. Các lĩnh vực liên quan đến kinh doanh, tiền tệ đã lôi cuốn rất nhiều bạn trẻ. Đúng, các giáo viên ngày nay cũng chả tha thiết lắm với nghề. Họ cũng chẳng phải chỉ làm một công việc là giảng dạy. Cả xã hội đang nhìn nghề giáo và giáo dục với một con mắt kì thị. Nhưng lỗi là do ai? Mọi người hãy hít một hơi thật sâu, hãy thở ra thật chậm, hãy tự vấn lại bản thân, hãy nhìn rộng ra cả một giai đoạn, đặt nó trong tương quan với các vấn đề khác chúng ta sẽ hiểu được ngay.

Xã hội đang trao gửi tương lai, thế hệ trẻ cho chúng ta. Có lẽ tôi phải viết hoa cụm từ này XÃ HỘI ĐANG TRAO GỬI THẾ HỆ TRẺ CHO CHÚNG TA. Dường như đó cũng là điều kì diệu nhất mà chúng ta có thể nghĩ được khi làm nghề giáo viên.

Bạn đang làm một công việc cao quý, đang lĩnh một sứ mệnh thiêng liêng. Tất cả các nghề nghiệp, các nhóm người đều có đối tương phục vụ, nhưng khách hàng đến rồi đi, nay còn mai mất nhưng nghề nghiệp của chúng ta thì dường như vẫn luôn tồn tại. Ngày nay bạn có nhìn thấy giữa thủ đô Hà Nội một bác thợ và cái lò rèn chuyên sản xuất nông cụ nữa không?

Sẽ luôn luôn có những người cần đến chúng ta và mãi mãi là như vậy. Đất nước này đang không ngừng thay đổi, nền giáo dục này cũng đổi thay từng ngày, các vấn đề đang dần được giải quyết. Khi nhân loại bước vào cuộc cách mạng công nghiệp, ai cũng nói rằng phải đầu tư cho giáo dục, phải hướng đến người giáo viên để thúc đẩy sự sáng tạo. Nhưng một khi các vấn đề xã hội xảy đến, những người làm chính sách sẽ làm gì? Họ hướng ánh nhìn về nhà trường. Trong đôi mắt họ chúng ta là những kẻ tội đồ. Dường như tất cả những tội lỗi, những trì trệ, những vấn đề của thế hệ trẻ, của nền giáo dục đều đổ lên đầu chúng ta. Dường như chúng ta đang được giao cho những sứ mệnh thiêng liêng một cách không mong muốn.

Vậy chúng ta nên làm gì? Để bắt đầu có lẽ chúng ta không nên mãi im lặng. Tôi mong muốn các thầy cô hãy cân nhắc về một vài điều sau đây:

1. Hãy đóng gói và gửi tất cả những bài viết của học sinh đến những người làm chính sách

Tôi luôn cảm thấy rằng nếu những người làm chính sách hiểu được sự bận rộn, vất vả của chúng ta có lẽ họ sẽ tăng lương của chúng ta lên gấp đôi. Tôi cảm thấy những người làm chính sách cho đất nước này cần phải có những bằng chứng cụ thể. Họ cũng nên tham gia một hoạt động trải nghiệm như làm việc từ 8 giờ đến 4 giờ 30 chiều trong một ngày, có 3 ca trực trong một tuần, có 2 tiết câu lạc bộ. Sau đó dành ra 30 phút để lắng nghe những tâm sự yêu thương và cả những than phiền trách móc của những cô cậu tuổi teen. Xong rồi phải nhấc điện thoại gọi cho phụ huynh thông báo về những gì diễn ra trong lớp học, sau đó tiếp tục hoàn thiện bài viết cho tạp chí hay bản tin của nhà trường. Trong khi đó vẫn không ngừng suy nghĩ về kế hoạch cho bài giảng ngày mai. Trong khi phải nghĩ về những đồ dùng, dụng cụ học tập mà nhà trường không có và các thầy cô phải mua ở bên ngoài bằng chính đồng lương ít ỏi của mình.

2. Có lẽ chúng ta cần đứng lên và chỉ thẳng vào mặt những ai đang xúc phạm nghề nghiệp của chúng ta

Nghề dạy học khiến chúng ta luôn phải giữ mình trong các chuẩn mực đạo đức hoặc sự mô phạm hoặc sự hiền lành và tốt bụng. Nhưng nếu chúng ta muốn thực sự có sự bình đẳng từ chính bản thân mình chúng ta phải mạnh mẽ dũng cảm chống lại tất cả những kẻ đang kiểm soát chúng ta với những áp lực mà họ tạo ra. Tôi cảm nhận rằng chúng ta đang đứng trước những áp lực vô cùng lớn, nó khiến cho công việc của chúng ta căng thẳng và mệt mỏi hơn. Hãy dũng cảm đáp trả những kẻ đứng ngoài chuyên môn nhưng luôn thích can thiệp vào công việc của người khác. Hãy nhìn thẳng vào mắt những kẻ chỉ tay năm ngón, luôn miệng bảo chúng ta phải làm thế này hay thế khác. Hãy làm ngơ phớt lờ tất cả những gì đang phá hủy năng lực vốn có của chúng ta, phá hỏng triết lí giáo dục mà chúng ta theo đuổi và phá hủy một cộng đồng trường học mà chúng ta đã tốn bao công sức để gây dựng. Hãy đứng lên tố cáo chính những đồng nghiệp đang lợi dụng vị trí để bắt nạt người khác. Khi những người tốt chỉ biết cúi đầu im lặng thì những kẻ xấu sẽ luôn đắc ý.

3. Hãy luôn nhìn bản thân mình với sự kiêu hãnh và niềm tự hào

Hầu như tất cả những đồng nghiệp của tôi đều cảm thấy hối hận khi họ trở thành giáo viên. Họ chọn công việc này như thể họ không còn con đường nào khác. Họ tự nhìn bản thân mình như sự khiếm khuyết thiệt thòi so với xã hội. Bạn biết đấy chúng ta không thể đòi hỏi một thứ mà chúng ta không có. Chúng ta không thể bắt người khác tôn trọng khi chính chúng ta cũng không tôn trọng nghề nghiệp của mình. Hãy nhìn hình ảnh của một doanh nhân hay một chính trị gia đang diễn thuyết trong một cuộc hội thảo, hãy nhìn một ông bác sĩ với chiếc áo blouse trắng bước đi hiên ngang ngạo nghễ trong hành lang bệnh viện. Tại sao chúng ta lại không làm được điều đó – chỉ có sự tự tin, niềm kiêu hãnh về nghề nghiệp mới giúp chúng ta trở nên tốt hơn. Hãy ngẩng cao đầu, bước những bước mạnh dạn hãy đi thẳng về phía trước với sự tự tin từ bên trong. Chắc chắn đã có một người thừa nhận chúng ta – đó chính là chúng ta.

4. Hãy quên đi những gì khiến chúng ta bị tổn thương

Mọi người thường nói rằng giáo viên là công việc nhàn hạ khi có tới 3 tháng nghỉ hè, luôn ăn mặc sang trọng bóng bẩy suốt cả tuần, luôn có học sinh phải lắng nghe, chẳng cần phải đổi mới, không lo những áp lực từ sự thay đổi của nền kinh tế… bạn thừa hiểu những câu nói đó chẳng có nghĩa lý gì với chúng ta, những kẻ nói điều đó cũng chẳng hiểu gì về việc dạy học. Vậy bạn có cần thiết phải thanh minh? Nó có đáng để bạn phải suy nghĩ hay băn khoăn trăn trở

5. Hãy lan tỏa những điều này

Chúng ta đang làm một công việc cao quý, một nghề nghiệp đáng được tôn trọng. Hãy chia sẻ điều này với tất cả những người biết lắng nghe và cả những kẻ không muốn lắng nghe.

Còn bây giờ hãy tự tin bước ra ngoài và tận hưởng những niềm vui nho nhỏ từ cuộc sống của chính bạn!

– Táo Nhân Sự – Tuyển dụng giáo viên Việt Nam

Leave a Comment