5 điều tôi ước tôi biết khi bắt đầu công việc giảng dạy
Khi giáo viên hoàn thành khóa học ở trường sư phạm họ sẽ bắt đầu vào công việc giảng dạy vì một mục tiêu cao cả là thay đổi thế giới – nhưng những gì giáo viên được dạy trong trường đại học lại không chuẩn bị đầy đủ cho thực tế công việc trong lớp học.
Lạc quan, nhiệt tình, đam mê, sẵn sàng thay đổi thế giới, nghĩ rằng tình yêu thương có thể tạo nên mọi thứ là tâm trạng chung của các giáo viên trẻ. Khi các giáo viên vừa tốt nghiệp đại học, họ rất háo hức và vui mừng khi vào lớp học và ứng dụng những gì đã học vào công việc.
Những gì họ không nhận ra là dù đã học tốt như thế nào đi chăng nữa, họ vẫn có thể họ sẽ gặp khó khăn trong trường học thực tế. Và lỗi không phải của riêng họ. Mặc dù đã nỗ lực hết sức cho các chương trình đào tạo, nhưng thực tế của công việc trường học thường rất khác với sách vở và những gì đã thảo luận trên giảng đường của trường đại học.
Trong suốt 15 năm ở vị trí của một giáo viên, nhà giáo dục, có một vài điều tôi ước mình có thể biết trước khi bước chân vào công việc giảng dạy. Điều này không làm tôi từ chối công việc giảng dạy, nhưng ít nhất nó sẽ giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn cho công việc trên thực tế.
1. Tìm đúng công việc
Chọn một công việc phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng. Đôi khi chúng ta phỏng vấn và xin việc chỉ vì chúng ta đang ở trong tình trạng không có việc làm hoặc vì nhà trường đang thiếu một vị trí nào đó. Chúng ta ứng tuyển và bắt đầu giảng dạy ở những vị trị không đúng với những gì chúng ta được đào tạo. Các chương trình đào tạo giáo viên nên chuẩn bị sẵn cho sinh viên về vấn đề việc làm và sự lựa chọn công việc phù hợp. Những yếu tố nào chúng ta muốn trong môi trường làm việc? Những ưu và nhược điểm khi làm việc trong một trường học lớn hay nhỏ là gì? Mô hình trường học nào sẽ phù hợp hơn với nhu cầu của chúng ta? Bạn muốn dạy những đứa trẻ có nền tảng như thế nào? Các vấn đề hiện tại của trường là gì? Nó có tốt không? Có gì không ổn không? Ý nghĩa trong công việc hàng ngày bạn sẽ làm là gì?
Có rất nhiều câu hỏi các giáo viên mới có thể và nên hỏi trong các cuộc phỏng vấn sẽ giúp họ chọn được các vị trí công việc phù hợp. Có khi giáo viên sẽ bỏ nghề đơn giản vì bị ép làm một công việc mà họ không thích. Chính vì vậy hãy cho giáo viên nhiều cơ hội để thực tập trong các trường khác nhau trước khi bắt đầu công việc chính thức.
2. Công nghệ trong giáo dục chỉ là những giả định
Các chương trình giáo dục phải giới thiệu giáo viên mới những điều to lớn vĩ đại nhất về công nghệ mới; không chỉ là làm thế nào để sử dụng phần cứng hoặc các chương trình nhất định mà còn là một sự hiểu biết sâu sắc hơn về cách công nghệ có thể mở rộng việc học và được thực hiện triệt để vào bất cứ lớp học nào.
Ứng dụng nào thích hợp nhất cho các nhóm tuổi khác nhau? Mục tiêu các nhu cầu khác nhau của học sinh về công nghệ là gì? Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng phương tiện truyền thông để thúc đẩy tiếng nói của học sinh và tiếng nói của giáo viên vào mạng lưới và tạo ra những kinh nghiệm thực tế? Làm thế nào để trở thành một công dân kỹ thuật số tích cực, làm thế nào để giúp giáo viên và học sinh phù hợp yêu cầu trong thế kỷ 21? Tất nhiên, chương trình đào tạo giáo viên đã được một thời gian dài trước đây, nhưng hầu như không có nói chuyện về công nghệ trong lớp học và tôi đã phải tự học hỏi. May mắn thay, tôi luôn mong muốn đổi mới, chấp nhận rủi ro và thách thức bản thân mình dựa trên những gì trẻ em cần. Đây là điều cần được mở rộng trong các chương trình.
3. Môi trường học tập hợp tác và đánh giá năng lực
Làm thế nào chúng ta có thể trang bị cho trẻ tất cả những gì chúng cần mà không phải trừng phạt hoặc khen thưởng? Giáo viên cần phải tránh xa cách dạy theo kiểu cho điểm và luôn kiểm soát kết quả và coi nó như là một phần của quá trình đánh giá. Chúng ta sống trong thế giới thông tin và điều quan trọng là chúng ta không chỉ học cách thu thập thông tin, mà còn sử dụng nó để phục vụ cho việc giảng dạy và đáp ứng mọi nhu cầu của học sinh.
Một điều mà giáo viên không được dạy là ở trường đại học là các học sinh sẽ có các mức độ nhận thức khác nhau, trong khi số lượng học sinh trong lớp học sẽ rất đông. Yêu cầu học sinh làm việc cùng nhau để làm chủ quá trình học tập và tăng cường sự hợp tác giữa các học sinh là điều cần thiết. Những điều này cần được giảng dạy, không chỉ trên lý thuyết mà còn trong thực tế. Hãy để giáo viên thực hành nhiều hơn.
4. Hầu hết các lý thuyết không có hiệu quả trong công việc thực tế
Mỗi đứa trẻ là một câu chuyện và việc phát triển mối quan hệ là một kỹ năng quan trọng nhất mà giáo viên cần. Nên có một khóa học dành riêng cho giáo viên để phát triển mối quan hệ với học sinh và sau đó áp dụng được vào các lớp học ở các cấp khác nhau. Thay vì tập trung vào việc quản lý lớp học, chúng ta phải tập trung vào các nguyên nhân gốc rễ để có thể sửa chữa và sau đó môi trường lớp học sẽ có thể tập trung nhiều hơn vào việc học tập. Cần phải đáp ứng các nhu cầu cơ bản của học sinh trước khi bắt đầu nội dung học tập. Đây là một thực tế mà không có trong các chương trình đào tạo giáo viên.
5. Giấy tờ, thủ tục giấy tờ, giấy tờ
Đó là một thực tế công việc của những gì chúng ta đang làm, nhưng giáo viên nên biết rằng việc lập kế hoạch bài học, thu thập dữ liệu, cung cấp phản hồi, lập hồ sơ học sinh sẽ là một phần của cuộc sống hàng ngày của họ. Hãy dạy cho những giáo viên mới làm quen dần với việc các vấn đề về hồ sơ sổ sách.
——
Giáo dục luôn thay đổi vì vậy không có phép màu nào có thể giúp giáo viên trang bị được đầy đủ mọi thứ. Tương tự như vậy, môi trường phổ thông cần phải có sự linh hoạt và cập nhật trong các chương trình đào tạo. Có lẽ các giáo sư đại học cần phải vào lớp học ở trường phổ thông mỗi tuần 1 lần để biết được, liệu nội dung đào tạo sinh viên có phù hợp hay không? Các trường đại học cũng cần phát triển mối quan hệ với các trường học cho phép sinh viên quan sát và tham gia vào môi trường giáo dục thực sự. Nhưng dường như việc xây dựng các chương trình đào tạo giáo viên cũng phải tiếp tục phát triển giống như chính thực tiễn giáo dục vẫn đang đổi thay từng ngày.
(Nguồn: www.tes.co.uk)
– Táo Nhân Sự – Tuyển dụng giáo viên Việt Nam